Hướng Dẫn Phòng Cháy Chữa Cháy Đảm Bảo An Toàn

Trong bài viết dưới đây; thietbiphongno.vn sẽ chia sẻ với các bạn nguyên nhân, biện pháp và quy trình chữa cháy để giúp bạn xử lý một cách tốt nhất và tránh những thiệt hại không đáng có xảy ra.

Nguyên nhân dẫn đến cháy nổ

Cần lưu ý một số nguyên nhân gây cháy nổ dưới đây:

  • Sự cố điện:Các thiết bị có công suất lớn dễ gây quá tải điện trong quá trình sử dụng; hư hỏng; sử dụng sai cách.
  • Sử dụng nhiệt không an toàn: Bếp gas; bếp điện; vật dễ cháy gần nguồn nhiệt.
  • Hóa chất: Lưu trữ hóa chất dễ cháy; sử dụng sai cách. Chất PH3 bình thường không dễ cháy nhưng khi thay đổi áp suất đột ngột sẽ dễ gây cháy nổ.
  • Thiết bị cơ khí nóng: Ma sát; thiếu bảo dưỡng.
  • Vật dụng tạo nhiệt: Các thiết bị có nhiệt độ cao lò đốt; lò nung dễ gây ra hỏa hoạn chỉ với 1 tia lửa nhỏ.
  • Chất liệu dễ cháy: Gỗ; giấy; vải không an toàn.
  • Thuốc lá: Tàn thuốc lá khi gặp vật liệu dễ cháy sẽ tạo ra lửa ngay lập tức
  • Hệ thống PCCC không đủ: Thiếu; hỏng thiết bị.
  • Thời tiết và thiên tai: Sét đánh; hạn hán.
  • Động cơ và máy móc: Quá nóng; chập điện.

Và còn rất nhiều nguyên nhân gây cháy nổ khác bạn không thể ngờ tới; chính vì vậy mỗi người dân cần nâng cao tinh thần cảnh giác trong cuộc sống hàng ngày.

Các biện pháp phòng cháy

Những biện pháp phòng cháy chữa cháy được sử dụng chủ yếu là:

Về phòng cháy

Không tích trữ chất nguy hiểm gây cháy nổ: Tránh lưu trữ xăng; dầu; bình gas mini và các vật liệu dễ cháy khác trong nhà với số lượng lớn. Đối với các hộ kinh doanh đồ dễ cháy (quần áo; chăn; đệm; sách vở…); để xa nguồn điện; nguồn nhiệt và tạo khoảng cách thuận tiện để thoát nạn khi hỏa hoạn xảy ra.

Lắp đặt hệ thống điện an toàn: Sử dụng cầu dao tự động và các thiết bị bảo vệ khi có sự cố. Sử dụng thiết bị điện đúng kỹ thuật; không tự ý lắp đặt thêm thiết bị tiêu thụ điện. Không để thiết bị điện sinh nhiệt lớn (bếp điện; quạt sưởi ấm) gần vật liệu dễ cháy.

Sử dụng bếp gas an toàn: Khóa van bình gas sau khi sử dụng. Khi ngửi thấy mùi gas; cảnh báo cho mọi người; không bật công tắc điện hoặc thiết bị phát tia lửa; mở cửa thông gió. Kiểm tra và xử lý rò rỉ gas bằng nước xà phòng; cố định tạm thời vị trí rò rỉ và thông báo ngay cho đơn vị cung cấp gas hoặc PCCC.

An toàn khi thắp hương; đốt vàng mã: Làm cách xa các chất nguy hiểm cháy nổ. Có người canh để chống cháy lan.

TR4-2

Về chữa cháy

Xử lý cháy gas tại vị trí bếp: Khóa van bình gas ngay lập tức. Sử dụng bình chữa cháy; chăn ướt; nước để dập lửa. Báo ngay cho lực lượng cảnh sát PCCC qua số điện thoại 114.

Làm lạnh vùng cháy hoặc chất cháy: Sử dụng nước hoặc chất làm lạnh khác để hạ nhiệt độ vùng cháy. Ngăn chặn sự lan rộng của lửa bằng cách bao phủ đám cháy với chất làm lạnh.

Cách ly các chất phản ứng: Sử dụng chất cách ly (như bột chữa cháy ABC; bột CO2; cát; đất…) để ngăn cách giữa nguồn oxy và chất cháy. Làm giảm khả năng cháy bằng cách ngăn chặn sự tương tác giữa các chất phản ứng.

Giảm nồng độ các chất phản ứng: Sử dụng chất chống cháy như bột CaCO3 để hấp thụ hoặc giảm nồng độ oxy xung quanh khu vực cháy. Loại bỏ một yếu tố cần thiết cho phản ứng cháy; từ đó giảm khả năng lan rộng của lửa.

Trang bị thiết bị phòng cháy chữa cháy: Mỗi hộ gia đình nên trang bị bình cứu hỏa; quả nổ chữa cháy tự động và ròng rọc thoát hiểm để sử dụng khi cần thiết.

Nguyên tắc tổ chức chữa cháy

Để tìm hiểu cụ thể hơn về các bước phòng cháy chữa cháy; trước tiên hãy nắm vững các nguyên tắc phòng cháy chữa cháy như sau:

  • Nguyên tắc 1: Huy động và tổng hợp sức mạnh của lực lượng toàn dân cho hoạt động phòng cháy chữa cháy.
  • Nguyên tắc 2: Trong hoạt động phòng cháy chữa cháy thì nên ưu tiên phòng cháy. Chủ động và tích cực phòng cháy; giảm thiểu tối đa nguy cơ đám cháy xảy ra cũng như thiệt hại do cháy. Tuyệt đối không rơi vào tình trạng “nước tới chân mới nhảy” hay “mất bò mới lo làm chuồng”.
  • Nguyên tắc 3: Lực lượng; thiết bị; phương tiện; phương án và các điều kiện phòng cháy chữa cháy khác phải luôn trong trạng thái sẵn sàng để công tác chữa cháy diễn ra một cách kịp thời và có hiệu quả.
  • Nguyên tắc 4: Mọi hoạt động phòng cháy chữa cháy cần được ưu tiên thực hiện và xử lý ngay tại hiện trường bằng sự hỗ trợ từ lực lượng và phương tiện có sẵn.

Quy trình chữa cháy 7 bước hiệu quả

Bước 1: Giữ bình tĩnh và xác định điểm cháy

  • Xác định nhanh điểm cháy nổ.
  • Đưa ra nhanh chóng các phải pháp để chống và chữa cháy.

Bước 2: Báo động

  • Hô hoán; kêu gọi; thông báo cho mọi người xung quanh.
  • Bấm chuông báo cháy gần nhất để mọi người tiến hành di dời để hạn chế thiệt hại tài sản; về người.

Bước 3: Ngắt nguồn điện trong khu vực bị cháy

  • Ngắt ngay cầu dao điện; aptomat toàn bộ khu vực để tránh tình trạng rò rỉ điện
  • Hạn chế ngọn lửa lan nhanh gây chập điện

Bước 4: Thông báo lực lượng PCCC gần nhất

  • Thông báo ngay đến đường dây nóng 114 để được lực lượng phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp hỗ trợ
  • Lưu ý các thông tin cần trình báo: địa chỉ cụ thể; quy mô đám cháy; thông tin công trình; số lượng nạn nhân trong đám cháy.

Bước 5: Dập lửa bằng các dụng cụ có sẵn

  • Sử dụng các thiết bị; phương tiện chữa cháy gần nhất để kiểm soát; dập tắt và hạn chế lửa lan rộng như: mền;cát; nước; bình chữa cháy CO2;…

Bước 6: Cứu hộ người gặp nạn

  • Ưu tiên cứu người mắc kẹt trong đám cháy
  • Phối hợp đảm bảo an toàn cho những người bị nạn

Bước 7: Ngăn nguy cơ cháy lan

  • Di chuyển tài sản và hàng hóa đến nơi không còn khả năng cháy nổ từ đó ngăn chặn nguy cơ lan rộng của đám cháy

054643371

Trên đây là các biện pháp; quy trình 7 bước phòng cháy chữa cháy cũng như các nguyên nhân gây cháy mà thietbiphongno.vn đã tổng hợp. Hi vọng những kiến thức này có thể giúp bạn nắm được kiến thức và kỹ năng cần thiết để xử lý đám cháy trong trường hợp nguy cấp.

Tin tức liên quan

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *