Hiện nay, thuật ngữ “Tiêu chuẩn CE” thường được đề cập khi nói đến các sản phẩm phải tuân thủ để được phép lưu thông trong các nước thành viên của Liên minh Châu Âu (EU). Tuy nhiên, nhiều người vẫn tỏ ra băn khoăn về ý nghĩa và lợi ích của tiêu chuẩn này.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn về Tiêu chuẩn CE là gì? Tầm quan trọng của chứng chỉ CE trong xuất nhập khẩu?Sản phẩm nào cần có chứng nhận CE?…
1.Tiêu chuẩn CE là gì?
Tiêu chuẩn CE (European Conformity) hay còn gọi là chứng nhận CE Marking. Đây được xem như hộ chiếu thương mại của các sản phẩm nhập khẩu vào các quốc gia EU, hiệp hội Thương mại tự do EFTA (European Free Trade Association), rộng hơn nữa là tất cả các quốc gia trên thế giới.
Cụ thể hơn, tiêu chuẩn CE chính là:
- Thang đo đánh giá chất lượng sản phẩm; yêu cầu sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn Châu Âu về an toàn sức khỏe và môi trường.
- Tiêu chuẩn của sản phẩm đảm bảo an toàn; hoàn toàn không biểu thị hay kiểm định nguồn gốc xuất xứ; cấp giấy công nhận sản phẩm đó đạt yêu cầu về chất lượng sản phẩm.
- Bước đệm khi xuất khẩu sang Châu Âu hoặc nâng tầm sản phẩm quốc tế. Đánh dấu CE thể hiện sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Giúp thương hiệu vượt trội so với các đối thủ trong nước.
Tiêu chuẩn CE (European Conformity) hay còn gọi là chứng nhận CE Marking
2. Lợi ích của tiêu chuẩn CE mang lại
Nhiều doanh nghiệp ráo riết xin được cấp tiêu chuẩn CE chính là bởi những lợi ích to lớn mà chứng nhận này mang lại. Một số lợi ích của tiêu chuẩn này có thể kể đến, như sau:
- Sản phẩm có dấu “CE Marking” sẽ được lưu thông tự do trên thị trường nước ngoài. Đây được xem như hộ chiếu cho sản phẩm; đưa sản phẩm phủ sóng rộng rãi tại các nước Liên minh Châu Âu (EU); các nước trong Hiệp hội tự do EFTA (European Free Trade Association).
- Tiêu chuẩn CE giúp sản phẩm tạo được lòng tin với khách hàng và đối tác khi trực tiếp khẳng định độ an toàn cũng như chất lượng sản phẩm với người tiêu dùng và các công ty hợp tác.
- Tiêu chuẩn CE chính là đại diện cho chất lượng sản phẩm. Khi sản phẩm đạt tiêu chuẩn CE; thương hiệu và tính cạnh tranh về chất lượng sản phẩm cũng từ đó được nâng cao; dần dần giúp sản phẩm và thương hiệu có được vị thế trên thị trường.
- Tạo tiền đề để sản phẩm được cải tiến và phát triển tốt hơn. Từ đó dần nâng cao chất lượng sản phẩm và gia tăng mức độ hài lòng của người tiêu dùng
- Tiêu chuẩn CE chính là kim chỉ nam giúp sản phẩm được mở rộng thị trường, phổ biến hơn ở trong nước và vươn xa hơn, xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới
Sản phẩm đã qua tiêu chuẩn CE mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.
3. Sản phẩm bắt buộc cần có chứng nhận CE
Dưới đây là một số loại sản phẩm bắt buộc phải có chứng nhận CE:
- Thiết bị cấy ghép hoạt động: Các thiết bị cấy ghép y tế có yêu cầu an toàn cao.
- Thiết bị điện và điện tử: Bao gồm các thiết bị điện áp thấp (LVD); tương thích điện từ (EMC); và thiết bị vô tuyến (RED).
- Đồ chơi: Sản phẩm đồ chơi cho trẻ em cần tuân thủ các yêu cầu về an toàn đồ chơi.
- Máy móc: Bao gồm các loại máy móc công nghiệp và nông nghiệp.
- Thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE): Các thiết bị bảo vệ như mũ bảo hiểm, găng tay, và kính bảo hộ.
- Thiết bị cho khí quyển có khả năng gây nổ (ATEX): Thiết bị sử dụng trong môi trường dễ cháy nổ.
- Dụng cụ đo lường: Bao gồm các dụng cụ đo lường như cân không tự động (NAWI) và các dụng cụ đo (MID).
- Thiết bị điện tử thải (WEEE): Các thiết bị điện và điện tử cần tuân thủ quy định về chất thải.
- Sản phẩm pin và ắc quy: Cần tuân thủ các quy định mới nhất về thiết kế và xử lý chất thải.
- Thiết bị cáp treo (Ropeway): Các hệ thống cáp treo và thang máy.
- Bình áp lực đơn giản (SPVD): Các bình chứa áp lực đơn giản cần tuân thủ quy định an toàn.
Ngoài ra, còn nhiều loại sản phẩm khác yêu cầu chứng nhận CE tùy thuộc vào quy định cụ thể của EU và các cập nhật mới nhất về tiêu chuẩn an toàn và môi trường. Việc tuân thủ các quy định này không chỉ giúp sản phẩm được phép lưu thông trong thị trường EU mà còn đảm bảo an toàn cho người sử dụng và bảo vệ môi trường.
4. Danh sách các chỉ thị CE hiện nay
-
Chỉ thị thiết bị cho khí quyển có khả năng gây nổ ATEX
Chỉ thị ATEX (Atmosphères Explosibles) là một chỉ thị CE. Chỉ thị này quy định các yêu cầu cần thiết cho thiết bị và hệ thống bảo vệ được sử dụng trong các môi trường có nguy cơ cháy nổ. Chỉ thị ATEX hiện hành là Chỉ thị 2014/34/EU.
Ở nhiều nơi làm việc có thể có khí, bụi hoặc hơi trong không khí. Nếu những vật liệu này bốc cháy; vụ nổ có thể xảy ra gây hư hỏng và thương tích cho cả người lao động và thiết bị. Các hoạt động công nghiệp như phun sơn xe cộ, sản xuất hóa chất; cưa gỗ, chế biến bột ngũ cốc là một số môi trường làm việc có thể xảy ra cháy nổ. ATEX nhằm mục đích ngăn chặn hoặc giảm thiểu vụ nổ trong những môi trường này.
Chỉ thị ATEX 2014/34/EU yêu cầu nhà sản xuất phải đảm bảo sản phẩm của họ đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn trước khi được đưa vào thị trường EU. Điều này bao gồm việc đảm bảo rằng thiết bị không gây ra sự cố nổ trong điều kiện vận hành bình thường hoặc trong trường hợp có lỗi.
Hình ảnh Logo tiêu chuẩn ATEX
-
Chỉ thị tương thích điện từ (EMC)
Electromagnetic Compatibility (EMC) 2014/30/EU là chỉ thị về tương thích điện từ. EMC quy định các yêu cầu liên quan đến khả năng tương thích điện từ của thiết bị; đảm bảo rằng các thiết bị không gây nhiễu điện từ có hại; có khả năng chịu được mức nhiễu điện từ thông thường trong môi trường của chúng.
Ví dụ về hiện tượng EMC: Nhiễu bức xạ: Khi nhận cuộc gọi điện thoại di động, dàn âm thanh sẽ phát sinh nhiễu âm thanh. Khi sử dụng lò vi sóng, Wi-fi sẽ không hoạt động được. Nhiễu dẫn: Khi dùng máy hút bụi, nhiễu xuất hiện trên ti vi.
Hiện tượng nhiễu bức xạ trên TV
Chỉ thị 2014/30/EU thay thế Chỉ thị 2004/108/EC và là một phần quan trọng trong CE Marking. Yêu cầu nhà sản xuất đảm bảo sản phẩm tuân thủ tiêu chuẩn EMC trước khi nhập thị trường EU. Điều này bao gồm việc thực hiện các quy trình đánh giá sự phù hợp và dán nhãn CE lên sản phẩm để xác nhận sự tuân thủ.
-
Chỉ thị điện áp thấp (LVD)
Low Voltage Directive (LVD) 2014/35/EU là chỉ thị đảm bảo sản phẩm thiết bị điện được thiết kế tốt và an toàn khi sử dụng. Chỉ thị này cung cấp các mục tiêu chung cho các quy định an toàn, để các thiết bị điện được chấp thuận tại các quốc gia thành viên EU.
Chỉ thị này quy định các yêu cầu về an toàn cho các thiết bị điện trong phạm vi điện áp từ 50 đến 1000 V đối với dòng điện xoay chiều và từ 75 đến 1500 V đối với dòng điện một chiều, nhằm đảm bảo rằng các sản phẩm điện được đưa vào thị trường EU an toàn cho người sử dụng.
Chỉ thị 2014/35/EU được xuất bản vào năm 2014 là phiên bản mới nhất của chứng nhận LVD (thay thế Chỉ thị 2006/95/EC). Là một phần của bộ quy tắc CE Marking; yêu cầu các nhà sản xuất đảm bảo sản phẩm tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn;thực hiện đánh giá sự phù hợp trước khi sản phẩm được bán trên thị trường EU. Các sản phẩm phù hợp với các nguyên tắc chung của LVD và các tiêu chuẩn an toàn cụ thể có liên quan được đánh dấu bằng dấu CE để cho biết sự tuân thủ và chấp nhận trên toàn EU.
-
Chỉ thị thiết bị vô tuyến điện (RED)
Radio Equipment Directive (RED) 2014/53/EU là chỉ thị về thiết bị vô tuyến điện quy định các yêu cầu cần thiết đối với việc đưa các thiết bị vô tuyến vào thị trường, bao gồm các yêu cầu về an toàn, sức khỏe, và tương thích điện từ.
Chỉ thị RED 2014/53/EU thay thế Chỉ thị R&TTE 1999/5/EC; nhằm đảm bảo rằng thiết bị vô tuyến được thiết kế và chế tạo; tránh gây nhiễu có hại và bảo vệ sức khỏe của người sử dụng. Chỉ thị này áp dụng cho tất cả các thiết bị vô tuyến được bán hoặc sử dụng trong Liên minh Châu Âu.
RED tăng yêu cầu về thiết bị vô tuyến như phát sóng truyền hình kỹ thuật số và máy thu than; điện thoại di động; máy thu vệ tinh; bất kỳ thiết bị nào sử dụng WLAN, Bluetooth hoặc ZigBee. Với RED, không chỉ các thiết bị phát thanh; máy thu thanh cũng phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về thực hiện quy định và cần được kiểm tra.
RED chỉ áp dụng cho các thiết bị không dây vì thiết bị Telecom hiện nay thuộc Chỉ thị EMC và Chỉ thị Điện áp thấp (LVD).
-
Chỉ thị về thiết bị hàng hải (MED)
Marine Equipment Directive (MED) 2014/90/EU là chỉ thị về thiết bị hàng hải hiện vẫn còn hiệu lực. Chỉ thị này thiết lập các tiêu chuẩn an toàn và hiệu suất cho các thiết bị hàng hải được sử dụng trên tàu thuyền; hoạt động dưới cờ của các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu.
Chỉ thị 2014/90/EU nhằm mục đích cải thiện sự an toàn hàng hải và ngăn ngừa ô nhiễm biển; đảm bảo rằng thiết bị hàng hải tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế. Các nhà sản xuất thiết bị hàng hải phải tuân thủ các yêu cầu này và gắn dấu bánh lái (wheel mark). Mục đích chỉ ra rằng sản phẩm của họ đáp ứng các tiêu chuẩn cần thiết.
-
Một số chỉ thị khác
Ngoài ra, còn một số chỉ thị EU khác hiện đang có hiệu lực như:
Chỉ thị máy (MD) = 2006 / 42 / EC
Chỉ thị về việc hạn chế sử dụng một số chất độc hại (RoHS) = 2006 / 42 / EC
Chỉ thị thiết bị điện và điện tử thải (WEEE) = 2012 / 19 / EU
Chỉ thị yêu cầu EcoDesign cho các sản phẩm liên quan đến năng lượng (ECODESIGN) = 2009 / 125 / EC
Chỉ thị về ghi nhãn sản phẩm liên quan đến năng lượng (LERP) = 2010 / 30 / EU
Chỉ thị về bao bì và chất thải bao bì (WASTE) = 2015 / 720
Chỉ thị an toàn sản phẩm chung (GPSD) = 2001 / 95 / EC
Chỉ thị thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) = 2016 / 425 / EU
Chỉ thị an toàn đồ chơi (ĐỒ CHƠI) = 2009 / 48 / EC
Chỉ thị về chất nổ dùng trong dân dụng (ECU) = 2014 / 28 / EU
Chỉ thị các chất pháo hoa (PTA) = 2013 / 29 / EU
Chỉ thị dụng cụ đo (MID) = 2014 / 32 / EU
Chỉ thị dụng cụ cân không tự động (NAWI) = 2014 / 31 / EU
Chỉ thị cài đặt Ropeway (CWI) = 2016 / 424
Chỉ thị về các thành phần an toàn cho thang máy và thang máy (LIFTS) = 2014 / 33 / EU
Chỉ thị cho bình áp lực đơn giản (SPVD) = 2014 / 29 / EU
Lưu ý:
Các chỉ thị về các thiết bị sau đây hiện đã KHÔNG còn hiệu lực và đã được thay thế bởi các Quy định EU:
Chỉ thị thiết bị y tế (MDD) = 2007 / 47 / EC – Đã được thay thế bởi Quy định (EU) 2017/745 (MDR).
Chỉ thị thiết bị y tế cấy ghép trực tiếp (AIMD) = 90 / 385 / EEC – Đã được thay thế bởi Quy định (EU) 2017/745 (MDR).
Chỉ thị thiết bị y tế chẩn đoán in vitro (IVDD) = 98 / 79 / EC – Đã được thay thế bởi Quy định (EU) 2017/746 (IVDR).
Chỉ thị pin (BAT) = 2006 / 66 / EC – Đã được thay thế bởi Quy định (EU) 2019/1020 và gần đây hơn là Quy định (EU) 2023/1542.
5. Phân biệt chứng nhận CE Marking của EU và CE của Trung Quốc
CE của Trung Quốc viết tắt của “China Export” có hình dáng tương tự dấu hợp quy CE Châu Âu; được các nhà sản xuất Trung Quốc sử dụng tùy ý. Vì vậy dẫn đến tình trạng, ngươi tiêu dùng thiếu kiến thức hoặc không để ý kĩ; gây nhầm lẫn dấu CE Trung Quốc với dấu hợp quy Châu Âu.
Rõ ràng là logo của cả hai thương hiệu trên thực tế giống hệt nhau về kiểu chữ, thành phần và màu sắc (màu đen), thoạt nhìn rất khó để phân biệt cái này với cái kia.
Nhưng bất chấp sự giống nhau của chúng, bạn vẫn có thể phân biệt được dấu CE của EU và CE của Trung Quốc khác nhau; đó chính là vị trí. Chính xác hơn là khoảng cách giữa các chữ cái C và E; cho manh mối về việc phân biệt hai dấu CE mà chúng ta đang xem xét. Trên nhãn của Châu Âu, chu vi bên trong của chữ C được tách biệt rõ ràng so với chu vi của E. Ngược lại, trên nhãn China Export; các vòng cung tạo bởi các chữ cái thực tế chồng lên nhau vì chúng rất gần nhau.
Không có phép đo nào được thiết lập cho kích thước của dấu CE của Châu Âu. Tuy nhiên quy định nêu rõ biểu trưng này phải có chiều cao tối thiểu là 5mm; giữ một tỷ lệ đã định.
CE của Trung Quốc có nghĩa là được sản xuất tại Trung Quốc và họ xuất khẩu nó. Không có một tổ chức, đơn vị nào đứng ra kiểm nghiệm và đánh giá sản phẩm một cách khách quan. Bất kể sản phẩm dù chính hãng hay kém chất lượng đều có thể tự nhiên dùng kí hiệu này; dán lên sản phẩm nhầm đánh lừa người tiêu dùng.
Sự khác nhau giữa dấu CE Marking và dấu China Export CE của Trung Quốc
Tóm lại, tiêu chuẩn CE là một yêu cầu quan trọng đối với các sản phẩm được phép lưu hành trên thị trường châu Âu, bao gồm cả các sản phẩm phòng chống cháy nổ. Chứng nhận CE chứng minh tuân thủ tiêu chuẩn an toàn, hiệu suất kỹ thuật, chất lượng và độ tin cậy sản phẩm công ty. Để tìm hiểu thêm về sản phẩm phòng chống cháy nổ có chứng nhận CE Marketing, vui lòng liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay.